Cấp cứu

0966.341.616

Hotline

0966.341.616

Tổng đài CSKH

0966.341.616

Bệnh viện đa khoa huyện ba vì

Nơi tri thức hội tụ cùng y đức - Nơi an tâm gửi trọn niềm tin

Xã Đồng Thái, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội

Hãy cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết Dengue

Hãy cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, trong đó týp DEN-2 hay gây các trường hợp bệnh nặng. Vi rút truyền bệnh từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Muỗi Aedes aegypti là một loại muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, sinh sản thuận lợi ở những ổ nước đọng, những vật dụng chứa nước gần nhà. Muỗi hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Thời gian muỗi hoạt động chủ yếu vào lúc gần tối và sáng sớm. Điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

   Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành. Có khoảng từ 2,3-3 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh do sống trong vùng có muối truyền bệnh. Hàng năm trên thế giới có khoảng 50-100 triệu người mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong do bệnh này khoảng 2,5%.

Tại Việt Nam, bệnh xảy ra nhiều ở các tỉnh phía Nam, xảy ra có tính chất chu kỳ ở phía Bắc. Bệnh có xu hướng tăng cao từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 8, 9, 10. Tại hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức vừa diễn ra tại Bình Định, 4 tháng đầu năm cả nước đã ghi nhận được 25.490 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 2 lần so với cùng kỳ năm trước).Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 18/8/2023, miền Bắc ghi nhận hơn 10.000 ca sốt xuất huyết, trong đó Hà Nội chiếm 40%. Dự kiến đỉnh dịch tại Hà Nội rơi vào tháng 9,10. Từ đầu năm đến ngày 15/8/2023 trên địa bàn huyện Ba Vì có 119 ca mắc sốt xuất huyết tại 25/31 xã, thị trấn. Ghi nhận 6 ổ dịch tại 6 xã gồm Tây Đằng, Châu Sơn, Ba Trại, Tản Hồng, Vật Lại, Tiên Phong. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì ngày 22/8/2023 có 21 trường hợp người bệnh sốt xuất huyết đang điều trị, trung bình mỗi ngày có từ 1-5 trường hợp cần nhập viện do sốt xuất huyết và đang có xu hướng tăng lên. Một số trường hợp đã được xác định nguyên nhân gây bệnh là do týp DEN-1 và DEN-2 là týp Dengue hay gây những thể bệnh nặng.

Triệu chứng của bệnh xuất hiện khởi đầu với sốt cao đột ngột, người mệt mỏi rũ rượi, đau đầu, đau nhức sau hốc mắt, đau mỏi cơ khớp, bệnh nhân có thể có đau họng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Giai đoạn tiếp theo, có thể xuất hiện các triệu chứng của xuất huyết như xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết, nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hoá, đi tiểu ra máu, xuất huyết não…Diễn biến nặng thường gặp vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh với dấu hiện của thoát huyết tương gây cô đặc máu dẫn đến suy tuần hoàn, xuất hiện tràn dịch các màng như màng phổi, màng bụng, màng tim…hoặc những biểu hiện của xuất huyết nặng hoặc có biểu hiện của suy tạng như suy gan, suy thận, viêm cơ tim, suy tim, hôn mê trong sốt xuất huyết thể não…có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nên đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm xác định cũng như được tư vấn về điều trị, thường trong 3 ngày đầu xử trí các triệu chứng sốt như lau người bằng nước ấm hoặc cho uống paracetamol, bù nước bằng uống dung dịch ORS, nâng cao thể trạng. Không dùng các thuốc để hạ sốt như Aspirin, ibuprofen hoặc corticoid. Khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như: vật vã, lừ đừ, li bì; da nổi vân tím, nhớp nháp mồ hôi; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; nôn nhiều; xuất huyết niêm mạc; đi tiểu ít, xuất huyết nội tạng; khó thở, rối loạn tri giác, tụt huyết áp…cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có vắc xin phòng bệnh. Để phòng tránh bị bệnh cần phải triển khai đồng loạt một số biện pháp như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước (lốp xe cũ, lon nước ngọt, chén bát cũ…); có thể thả cá để ăn bọ gậy trong các bể nước; phát quang bụi rậm, sử dụng hoá chất diệt muỗi… Đối với cá nhân cần đảm bảo phòng tránh muỗi đốt bằng các biện pháp như: mặc quần áo để hạn chế muỗi đốt, nằm ngù phải mắc màn, sử dụng màn được ngâm tẩm vào dung dịch hoá chất diệt côn trùng, dùng hương diệt muỗi, bình xịt muỗi, sử dụng một số dầu thực vật như dầu xả, dầu cây cỏ tranh bôi vào cơ thể để xua muỗi.

Bài viết được viết bởi TS. BS Phạm Bá Hiền – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì.

Tháng 4
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
2025
1950
1951
1952
1953
1954
1955
1956
1957
1958
1959
1960
1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026
2027
2028
2029
2030
2031
2032
2033
2034
2035
2036
2037
2038
2039
2040
2041
2042
2043
2044
2045
2046
2047
2048
2049
2050
CNT2T3T4T5T6T7
30
31
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1
2
3
00:00
01:00
02:00
03:00
04:00
05:00
06:00
07:00
08:00
09:00
10:00
11:00
12:00
13:00
14:00
15:00
16:00
17:00
18:00
19:00
20:00
21:00
22:00
23:00